NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ MẶT THỂ CHẤT CỦA TRẦM CẢM

Trầm cảm không chỉ là căn bệnh có sự rối loạn về mặt cảm xúc mà còn đem lại nỗi đau thể xác. Chính vì vậy ngoài việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, chúng ta cũng cần tập trung vào việc nâng cao sức khỏe thể chất

Trầm cảm tốt nhất nên được xem như một căn bệnh toàn thân. Những biểu hiện về mặt thể chất của trầm cảm bao gồm:

1. Thay đổi về khẩu vị:

Người bị trầm cảm thường chán ăn, sụt cân hoặc rơi vào tình trạng thèm ăn hơn và tăng cân

2. Rối loạn giấc ngủ:

Thay đổi về giấc ngủ có thể diễn ra theo 2 hướng. Một số người bị trầm cảm có thể bị mất ngủ nghiêm trọng mặc dù đã kiệt sức. Những trường hợp khác thì ngủ 12 tiếng một ngày những vẫn muốn ngủ tiếp.

3. Sự kích động thể chất:

Khi một người bị trầm cảm, họ có thể gặp khó khăn trong việc ngồi yên và có thể đứng ngồi không yên do bị thúc đấy bởi cảm giác bất ổn bên trong. Ngoài ra ở trường hợp trầm cảm nặng mọi bộ phận trên da đều đau nhức tư thế thì co rúm các trương lực cơ bị gồng lên căng cứng dẫn đến những cơn co giật bất thường , tông giọng không đều luôn ở trạng thái bằng bằng không lên xuống khi nói hay bị hụt hơi mất sức,…Thậm chí sự bất an còn khiến người bệnh có dấu hiệu nghiến răng trong lúc ngủ do cơ thể bị kích hoạt cơ chế phòng vệ quá đà

Sự kích động thể chất còn thể hiện ở việc một số người bị trầm cảm sẽ di chuyển hay nói chậm hơn tới mức mà người khác có thể nhận ra

 

 

4. Sự tác động lên các giác quan:

Theo một nghiên cứu được đăng trên Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) của Viện Tâm thần học, Đại học Liên bang Rio de Janeiro, Brazil phát hiện ra rằng lo lắng, căng thẳng kéo dài có thể kích thích, gây nhiều áp lực lên hệ thống dây thần kinh, làm tăng lưu lượng máu, thân nhiệt, v.v. Áp lực từ sự căng thẳng này có thể truyền đến cơ quan tiền đình – ốc tai ở tai trong và dẫn đến chứng chóng mặt ù tai..Bình thường các giác quan (xúc giác,thị giác,thính giác,vị giác, khứu giác và các cơ quan ngoại cảm tiền đình và cảm thụ bản thể)đều được hoạt động tương hỗ lẫn nhau.Nhưng khi bạn đã đang có dấu hiệu hay là đã rơi vào trầm cảm thì bạn sẽ thấy mắt mờ, các cơ trên mặt hay bị nóng hoặc lạnh tuỳ vào cơ địa mỗi người khi tiếp nhận luồng thông tin tiêu cực lúc đó bạn sẽ cảm giác yếu mệt, đau nhói.

5. Tác động lên tim mạch

Tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực,mạch máu chảy mạnh, cảm giác như là mình bị ai đó trói buộc lại làm giảm quá trình lưu thông máu các hệ tuần hoàn như đang rượt đuổi lẫn nhau dù cơ thể đã thấm mệt.

6. Tác động lên hệ hô hấp

Tâm lý bất ổn có thể gây ra đau ngực kèm theo nhịp tim nhanh, thở nhanh dồn dập,cảm giác như đang nghẹt thở đổ mồ hôi, khó thở, buồn nôn, chóng mặt. Dường như lúc này bộ phận cơ quan hô hấp đang khu trú nỗi sợ phập phồng đang thường trực hàng ngày, như muốn tìm lời giải đáp thắc mắc để có thể giải cứu cơ thể ngay lúc này.

7. Tác động lên hệ tiêu hóa

Khó nuốt,đầy hơi,đau bụng, cảm giác ợ nóng, đầy bụng, buồn nôn,nôn,sôi ruột,hay đi phân lỏng,sụt cân táo bón là những từ khoá chủ đạo khi nói về trầm cảm .Nhiều người vẫn không hay biết căng thẳng, stress kéo dài rồi một ngày trầm cảm gọi tên chính là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh về dạ dày. Bởi vì, lúc này cơ thể sẽ tiết ra hormon Cortisol làm suy giảm sức đề kháng. Đồng thời hormon này cũng gây rối loạn nhu động co bóp, tăng tiết HCL ở dạ dày. Do đó, những người chịu nhiều áp lực sẽ dễ gặp phải các vấn đề tiêu hóa.

8. Tác động lên hệ thần kinh tự động

Các vấn đề về mặt thực thể thường hay gặp ở những người có vấn đề về trầm cảm ở hệ thần kinh tự động Các triệu chứng trầm cảm bao gồm tăng cảm giác khô miệng, hay đồ mồ hôi,bừng mặt,xanh xao…

Nhiều nghiên cứu cho thấy chúng ta lâu lành bệnh hơn khi đang bị trầm cảm. Ví dụ những vết thương dai dẳng, chậm lành honwneeus chúng ta bị trầm cảm và những bệnh nhân bị trầm cảm phục hồi chậm hơn sau khi trải qua phẫu thuật bắc cầu mạch vành.

Với những người mắc các bệnh mãn tính khác thì trầm cảm còn làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong.

Rõ ràng trầm cảm theo nghĩa đen không chỉ tồn tại trong đầu mỗi người.

 

Biên tập: Tư Phan

——–

VCP – Tâm lý học tâm thức Việt Nam

 

 

 

Bài viết liên quan
Contact Me on Zalo