Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá về NVC trước khi tìm hiểu về Chánh niệm để thấy sự liên kết giữa hai thực hành này.
Giao tiếp phi bạo lực là gì?
Giao tiếp phi bạo lực đôi khi được coi là một quá trình – hoặc một bộ công cụ mà chúng ta có thể áp dụng vào thực tế – mục đích của nó là tạo ra chất lượng kết nối cao mà qua đó mọi người thích đóng góp cho hạnh phúc của nhau một cách tự nhiên và tự động.
NVC có ba lĩnh vực chính mà chúng ta có thể chú ý, mỗi lĩnh vực đều bao gồm các công cụ và kỹ năng. Ba lĩnh vực đó là: (1) lắng nghe đồng cảm, (2) biểu đạt bản thân chân thực và (3) tự kết nối, bao gồm cả sự tự đồng cảm.
Mô hình NVC có 4 thành tố (quan sát, cảm giác, nhu cầu và đề xuất) tương đồng với từng lĩnh vực trên.
Quan sát: Phần này đề cập đến hành vi có thể quan sát được giống như có một chiếc máy ghi âm hoặc camera ở đó để thu lại. Quan sát đơn giản là nhận diễn những sự kiện trung lập.
Chúng ta thường xuyên nhầm lẫn giữa quan sát và đánh giá. Đôi khi chúng ta đang phán xét, đánh giá, diễn giải hoặc kể cho chính mình một câu chuyện – và chúng ta nghĩ đó là sự thật! Ví dụ: Camera không ghi lại cảnh ai đó “thô lỗ”. Đây là một đánh giá chủ quan. Nhưng nó có thể ghi lại những gì ai đó đã nói hoặc làm mà chúng ra gọi là thô lỗ.
Cảm xúc/cảm giác: Đây là những gì xảy ra trong cơ thể và tâm trí của bạn cho biết có một hoặc nhiều nhu cầu được đáp ứng hay không.
Ví dụ, khi nhu cầu về sự an toàn của bạn được đáp ứng, một số cảm giác nhất định sẽ xuất hiện; khi nhu cầu an toàn của bạn không được đáp ứng, bạn sẽ có những cảm xúc khác. Cảm giác dẫn chúng ta đến nhu cầu sâu sắc hơn, mang lại chiều sâu và sắc thái cho trải nghiệm của chúng ta. Khi chúng ta chia sẻ cảm xúc và nhu cầu của mình với người khác và ngược lại, sự kết nối và hiểu biết lẫn nhau có thể dễ dàng xảy ra hơn.
Tuy nhiên, ngôn ngữ của chúng ta có những từ nghe giống như cảm xúc nhưng lại là suy nghĩ – hoặc chúng chứa đựng những đánh giá hoặc đổ lỗi. Chúng được gọi là cảm giác giả tạo.
Ví dụ, khi ai đó nói “Tôi cảm thấy thật ngu ngốc”, đó rõ ràng là một sự phán xét, mặc dù bên dưới nó có thể là cảm giác bối rối hoặc xấu hổ thực sự. “Tôi cảm thấy bị tấn công,” rõ ràng cũng không phải là một cảm giác – nó là hình ảnh về điều ai đó đang làm với chúng ta. Và trong một nhóm người, khi tất cả đều nhận thấy mình bị tấn công, mỗi người có thể trải qua những cảm giác khác nhau, chẳng hạn như tức giận, sợ hãi hoặc bối rối. Tương tự như vậy, “Tôi cảm thấy muốn đánh bạn” không phải là một cảm giác – mặc dù chắc chắn có những cảm xúc và nhu cầu ẩn sau biểu hiện đó.
Trong NVC, chúng ta được nhắc nhở về việc sử dụng các từ biểu đạt cảm xúc thực tế thay vì cảm xúc giả tạo. Vì mục đích của phương pháp này là hướng đến việc tạo ra chất lượng kết nối cao trong khi đó việc dùng những từ ngữ cảm xúc giả tạo lại làm điều ngược lại. Chúng ta sẽ lạc vào mê cung của tâm trí với đánh giá và phán xét thay vì thực sự kết nối với những gì sống động bên trong.
Một trong những điểm giao thoa quan trọng giữa NVC và chánh niệm là nhận thức về những gì đang xảy ra trong tâm trí và cơ thể của chúng. NVC giúp chúng ta tiến thêm một bước nữa bằng cách truyền đạt trải nghiệm nội tâm của mình với người khác theo cách góp phần tạo nên sự thân thiết hơn là xa lánh.
Nhu cầu: Thành tố này đề cập đến Nhu cầu phổ quát của con người. Nhu cầu được sử dụng trong NVC KHÔNG không phải là thứ bị thiếu và KHÔNG liên quan gì đến nhận định “Tôi hoặc bạn quá thiếu thốn”
Thay vào đó, Tiến sĩ Marshall Rosenberg – cha đẻ của NVC- muốn tìm ra ngôn ngữ để mô tả cách sự sống hiển hiện bên trong chúng ta, thúc đẩy và gửi thông điệp đến cho ta.
Nhu cầu, như chúng tôi định nghĩa trong NVC, là cách sự sống hiển thị vào thời điểm này, trong bạn, tôi hoặc người khác. Chúng gần hơn với các giá trị – điều vô cùng quan trọng ở cấp độ chung cho tất cả mọi người. Bạn cũng có thể coi nhu cầu là điều kiện cần thiết để cuộc sống của con người phát triển, bất kể nền văn hóa hay vị trí địa lý. Chúng là những năng lượng muốn chảy đi chứ không phải những lỗ hổng cần lấp đầy. Nhu cầu cũng là động lực cốt lõi của con người: chúng thúc đẩy chúng ta hành động. Trên thực tế, Tiến sĩ Rosenberg đã nói rằng bất cứ lúc nào chúng ta nói hoặc hành động đều phục vụ cho một hoặc nhiều nhu cầu, cho dù chúng ta có ý thức nhận thức được điều đó hay không.
Chúng ta cần phân biệt giữa nhu cầu và chiến lược. Về mặt định nghĩa, nhu cầu không đề cập đến một người,địa điểm, hành động, thời gian hoặc đối tượng cụ thể. Ngay sau khi thực hiện, giờ đây nó đã trở thành một chiến lược và không còn phổ quát nữa. Chiến lược là cách chúng ta sử dụng để đáp ứng hoặc thỏa mãn nhu cầu.
Như Tiến sĩ Rosenberg đã nói, khi chúng ta nghĩ rằng một người cụ thể thực hiện một hành động cụ thể là cách duy nhất để đáp ứng nhu cầu của chúng ta, thì chúng ta đã coi vũ trụ dồi dào là khan hiếm.
Bởi vì tất cả chúng ta đều có những nhu cầu giống nhau nên bản thân các nhu cầu không thể xung đột. Xung đột tồn tại ở cấp độ chiến lược – những hành động cụ thể mà chúng ta thực hiện để đáp ứng nhu cầu đó.
Để minh họa rõ hơn sự khác biệt giữa nhu cầu và chiến lược, hãy xem xét ví dụ sau: mọi người đều có nhu cầu về sự an toàn và bảo vệ. Bạn có thể ra ngoài và làm quen với tất cả hàng xóm của mình. Chiến lược này có thể góp phần đáp ứng nhu cầu an toàn và bảo vệ của bạn. Một người hàng xóm khác cũng có nhu cầu tương tự và ra ngoài mua một vài khẩu súng trường để tấn công.
Hãy nhớ nhu cầu là như nhau, các chiến lược là khác nhau.
Khi bạn xem xét bất kỳ xung đột nào và chắt lọc nó xuống mức Nhu cầu phổ quát của con người – lúc đó mọi người có thể nhìn thấy và kết nhau với nhau
Bạn cũng sẽ thấy hiệu quả hơn trong việc khám phá các chiến lược sau khi được kết nối ở cấp độ cảm xúc và nhu cầu.
Đề xuất: Phần này của mô hình rất cần thiết trong việc duy trì cuộc trò chuyện diễn ra và tạo ra hành động.
Đề xuất là cách để bạn chịu trách nhiệm về những gì bạn mong muốn, thay vì cho rằng nếu người khác thực sự quan tâm thì họ đã biết bạn muốn gì.
Tiến sĩ Rosenberg từng nói rằng lý do số một khiến nhu cầu của chúng ta không được đáp ứng là do những đề xuất không rõ ràng.
Để đề xuất đáp ứng các tiêu chí của đề xuất NVC, nó phải cụ thể, khả thi, chứa ngôn ngữ hành động tích cực và cho người khác cơ hội phản hồi với chúng tôi trong thời điểm hiện tại.
Sự khác giữa ở đây là đề xuất và mệnh lệnh
Mệnh lệnh rất giống đề xuất ngoại trừ việc chúng ẩn chứa một mối đe dọa công khai hoặc tiềm ẩn rằng nếu bạn không làm theo những gì được yêu cầu thì sẽ phải chịu một số hình thức đau đớn hoặc trừng phạt.
Đối với người bày tỏ nhu cầu, hành động họ muốn thực hiện quan trọng hơn mối quan hệ hoặc nhu cầu của người khác.
Trong một đề xuất NVC thực sự, nhu cầu của người khác cũng quan trọng, vì vậy chúng ta có thể đón nhận câu trả lời “không” với nhiều tình cảm cũng như câu trả lời “có”, đồng thời khám phá các chiến lược khác để đáp ứng nhu cầu của mọi người.
Một học viên NVC nâng cao có thể di chuyển linh hoạt giữa cả ba lĩnh vực: bày tỏ sự trung thực, lắng nghe một cách đồng cảm và tự kết nối. Mỗi lĩnh vực trong số ba lĩnh vực này đều cho chúng ta cơ hội làm rõ những quan sát, cảm xúc, nhu cầu và đề xuất của mình.
Tự ý thức trong NVC
NVC là thực hành tự ý thức hơn là một kỹ thuật. Chính vì vậy cái chúng ta cần nhớ nhất khi dùng NVC đó là ý định của phương pháp này. Đó là tạo ra chất lượng kết nối cao. Từ đó, những điều tuyệt vời – ngăn chặn và giải quyết xung đột cũng như tạo ra những kết quả đôi bên cùng có lợi – sẽ dễ dàng trôi qua.
Nếu chúng ta mất ý thức và thực hiện một mục đích khác, chẳng hạn như để đạt được mục đích của mình hoặc thao túng một kết quả cụ thể, chúng ta có thể sử dụng những từ nghe giống NVC nhưng hoàn toàn không phải như vậy và thay vào đó sẽ trở thành một hình thức thao túng tinh vi .
Vì vậy, NVC chủ yếu là tự ý thức và chủ ý mà chúng ta mang đến cho các tương tác của mình. Mô hình, các thành phần và sự khác biệt chính cung cấp cho chúng ta những công cụ – phương tiện khéo léo – giúp chúng ta có nhiều khả năng thực hiện được những ý định đó hơn.
Biên dịch: Ngọc Phạm
Nguồn: https://www.nonviolentcommunication.com/learn-nonviolent-communication/nvc-mindfulness/
—————————
VCP – Tâm lý học tâm thức Việt Nam
- Hotline/Zalo: 0328372737
- Fanpage: https://www.facebook.com/vcpvietnam
- Email: tamlyhoctamthuc.vn@gmail.com
- Website: tamlyhocvn.com