Bệnh hưng – trầm cảm là một loại bệnh trầm cảm mà người mắc phải sẽ liên tục thay đổi tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc từ cực vui sang cực buồn và lặp lại. Vì vậy, nên bệnh này có tên gọi là “ chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực”.
Sau khi tâm trạng hay hành động trải qua giai đoạn hào hứng đến cực điểm thì giai đoạn u sầu bắt đầu kéo đến. Bao nhiêu năng lượng đã được sử dụng hết ở giai đoạn hưng cảm, nên đến giai đoạn trầm cảm, con người ta sẽ trở nên ủ rũ, mệt mõi. Họ không muốn làm gì, không cảm thấy điều gì thú vị, cáu kỉnh không vì lí do gì cả và cảm giác bất an sẽ ngày một dâng cao.
Có những người bất an vì luôn cảm thấy quá hứng khởi, quá hoạt bát. Có lúc họ như một nguồn năng lượng dồi dào đầy sinh lực, rồi có lúc cả cơ thể lẫn tâm hồn ĩu xìu như chưa từng biết đến sức mạnh là gì. Thậm chí sự biến đổi tâm trạng giữa cực này với cực kia của họ xảy ra liên tục đến mức không chỉ khiến bản thân họ mà cả những người xung quanh cảm thấy mệt mõi.
Người ta cho rằng người mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực một khi rơi vào trạng thái trầm cảm sẽ nguy hiểm hơn nhiều so với người mắc chứng trầm cảm thông thường, vì sự thất thường của cảm xúc lớn hơn.
Nếu so sánh trạng thái cảm xúc của người đang bình thường rồi rơi vào trầm uất với người đang ở tình trạng kích động cực điểm rồi đột ngột buồn bã, thì khoảng cách giữa các giá trị tuyệt đối ở trường hợp thứ 2 rộng hơn rất nhiều, sự hỗn loạn trong quá trình biến đổi cảm xúc cũng rất lớn. Vì trạng thái bất an nặng nề hơn, nên hành động đối với bản thân, đối với những người xung quanh và trong các hoạt động xã hội sẽ càng khó đoán.
Họ có thể đột ngột từ bỏ công việc vốn vẫn đang suôn sẻ, hoặc bỗng nhiên coi người bạn tri kỷ mười năm như kẻ thù không đội trời chung. Bên trong con người họ luôn tồn tại sự bất an khiến bản thân họ cũng không biết mình sẽ gây ra hành động gì tiếp theo.
Điều căn bản nhất là giai đoạn hưng cảm và giai đoạn trầm cảm sẽ lần lượt xảy ra, thông thường mỗi giai đoạn sẽ kéo dài khoảng hai tuần. Hơn nữa không phải cứ hưng cảm là tâm trạng sẽ tuyệt đối tốt.
Đương nhiên cũng có trạng thái hưng cảm khiến tâm trạng vui vẻ, cơ thể đầy năng lượng, nhưng triệu chứng phổ biến hơn chính là suy nghĩ nhiều hơn, nhạy cảm hơn và cáu giận vì những điều nhỏ nhặt.
Có thể sẽ có người nghi ngờ, tại sao hưng cảm mà lại cáu giận?
Hưng cảm (mania) là trạng thái tâm trạng kích động, hưng phấn, tức là năng lượng trong con người trở nên nhạy cảm một cách bất thường, khiến ta phản ứng thái quá với những kích thích đến từ bên ngoài. Do vậy, sự tập trung quá mức và suy nghĩ quá nhiều khiến cảm giác sảng khoái vui vẻ vốn có biến mất, thay vào đó là nghi ngờ và mệt mõi.
Cũng có rất nhiều trường hợp vì sự biến đổi của thời tiết khi giao mùa mà triệu chứng bệnh ngày một nặng thêm. Đáng sợ hơn cả là căn bệnh này rất dễ tái phát, khiến cả người bệnh lẫn gia đình mệt mõi.
Thông thường, chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể tái phát đến ba, bốn lần nhưng nếu ngay từ lần một, lần hai được điều trị kịp thời và tuyệt đối thì vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Thêm vào đó, nếu ta không nản lòng vì những thất bại mà thiệt hại đã xảy ra, nếu ta vực lại được tinh thần mình, thì nhiệt huyết và năng lượng vốn có trong con người ta sẽ mang lại những hiệu quả tích cực.