PHÂN LOẠI TRẦM CẢM

Trầm cảm là căn bệnh phổ biến, dễ gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em, người trưởng thành hay người già và cũng không phân biệt giới tính, đôi khi chúng đến từ những sự kiện chấn động tâm lý trong cuộc sống hoặc đôi khi chỉ từ những sự kiện đơn giản nào đó. Bệnh trầm cảm có nhiều dạng, đôi lúc ta còn không biết mình bị trầm cảm. Bài viết cung cấp cho người đọc về 3 nhóm trầm cảm chính.

1. Rối loạn trầm cảm

Dạng trầm cảm phổ biến nhất là rối loạn trầm cảm, còn gọi là trầm cảm lâm sàng hoặc đơn giản là khi ta nói rằng ai đó đang bị trầm cảm. Các dấu hiệu

  • Có cảm giác chán nản hầu như suốt cả ngày hoặc mất hứng thú với hầu hết hoạt động trong ít nhất 2 tuần
  • Rối loạn giấc ngủ (trong 2 tuần đó): ngủ rất nhiều hoặc ít hơn bình thường
  • Rối loạn ăn uống: cảm thấy đói nhiều hơn hoặc ít hơn
  • Cảm thấy kiệt sức, khó tập trung và đưa ra quyết định
  • Có xu hướng thấy bản thân tồi tệ, mang cảm giác tội lỗi quá mức hoặc vô giá trị

Rối loạn trầm cảm trung bình kéo dài 4 tháng, có xu hướng hình thành và tan biến ngay cả khi không điểu trị. Trong vòng 1 năm kể từ khi khởi phát, khoảng 80% người mắc sẽ bắt đầu hồi phục.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết các dấu hiệu về trầm cảm ở bài viết “Hiểu hơn về trầm cảm”.

2. Rối loạn trầm cảm kéo dài:

Một dạng khác là rối loạn trầm cảm kéo dài, hay còn gọi là trầm cảm mãn tính.

Sự trầm uất phải chiếm phần lớn thời gian, ít nhất là 2 năm. Người bệnh cũng sẽ mắc phải các triệu chứng thông thường của bệnh trầm cảm tuy nhiên tình trạng bệnh có thể nhẹ hơn so với rối loạn trầm cảm. Có thể nói đặc tính của dạng trầm cảm mãn tính là dai dẳng tuy nhiên nó không được coi là một dạng trầm cảm nhẹ. Những ảnh hưởng tiêu cực của nó có thể nguy hiểm như chứng rối loạn trầm cảm.

3.Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt:

Dạng trầm cảm này xáy ra trước và trong suốt giai đoạn đầu tiên của kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Ngoài một số triệu chứng của trầm cảm, dạng này cũng bao gồm các triệu chứng như tâm trạng thay đổi thất thường, cáu kỉnh, lo âu, cảm thấy quá nặng nề và những triệu chứng thể chất gắn liền với giai đoạn tiền kinh nguyệt như căng tức ngực và cảm thấy chướng bụng.

Các biểu hiện tương tự như các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng nghiêm trọng hơn, gây ra tình trạng đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng và/hoặc sự suy giảm đáng kể về chức năng xã hội hoặc nghề nghiệp. Rối loạn có thể bắt đầu bất cứ lúc nào sau khi bắt đầu lần đầu có kinh nguyệt; nó có thể tồi tệ hơn như khi mãn kinh nhưng sẽ chấm dứt sau khi mãn kinh. Tỷ lệ hiện mắc được ước đoán từ 2 đến 6% ở giai đoạn kinh nguyệt của phụ nữ trong khoảng thời gian 12 tháng.

Một phụ nữ phải có các triệu chứng này trong hầu hết các chu kì kinh nguyệt để được chuẩn đoán mắc rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.

Đối với chẩn đoán dạng này, bệnh nhân phải có ≥ 5 triệu chứng trong tuần trước khi có kinh nguyệt. Triệu chứng phải bắt đầu thuyên giảm trong vòng vài ngày sau khi bắt đầu kinh nguyệt và đến mức tối thiểu hoặc biến mất hoàn toàn trong tuần ngay sau khi có kinh nguyệt. Các triệu chứng phải bao gồm ≥ 1 trong những điều sau:

  • Thay đổi khí sắc đáng kể (ví dụ, đột nhiên cảm thấy buồn hoặc khóc)
  • Sự cáu kỉnh hoặc tức giận rõ rệt hoặc gia tăng mâu thuẫn giữa các cá nhân
  • Khí sắc giảm đáng kể, cảm giác tuyệt vọng, hoặc những suy nghĩ tự hối lỗi
  • Ghi nhận sự lo lắng, căng thẳng, hoặc một cảm giác chơi vơi

 

Trên đây là 3 dạng trầm cảm chính, mỗi loại trầm cảm có thể có những tính chất sau:

  • Một số người chỉ bị một đợt trầm cảm duy nhất, trong khi những người khác thì phục hồi rồi lại tái phát trầm cảm
  • Trầm cảm có thể các các thể nhẹ/trung bình/nặng:
  • Nhẹ: một người vừa đáp ứng các tiêu chí về trầm cảm và có thể kiểm soát được tình trạng bệnh; loại nayg chỉ chiếm khoảng 1/10 trường hợp mắc chứng rối loạn trầm cảm
  • Trung bình: rối loạn trầm cảm được phân vaog loại trung bình trong khoảng 2/5 trường hợp, được định nghĩa rơi vào khoảng giữa nhẹ và nặng
  • Nặng: có hầu hết các triệu chứng trầm cảm và người đó đang khổ sở, không thể hoạt động hiệu quả; các trường hợp bị rối loạn trầm cảm được phần vào loại nặng chiếm tỉ lệ lớn nhất, khoảng 50%
  • Trầm cảm sau sinh: Dạng trầm cảm này được bắt gặp ở phụ nữ sau khi sinh con. Theo DMS-5, trong phân nửa số trường hợp, dạng trầm cảm này thực sự bắt đầu từ trước khi đứa trẻ ra đời.. Vì vậy, trầm cảm trong thời gian này được gọi là “cận sản” hoặc “thời gian sinh” thay vì chỉ sau sinh. Trầm cảm với chứng trầm cảm sau sinh thường bao gồm nỗi lo âu trầm trọng. Có khoảng 3-6% các bà mẹ sẽ bị trầm cảm sau sinh.
  • Trầm cảm theo mùa

Đôi lúc bệnh nhân trầm cảm theo mùa, thường thấy nhất là những người có tâm trạng tệ hơn vào mùa thu và đông khi ngày ngắn hơn và tâm trạng được cải thiện vào mùa xuân. Khuôn mẫu này đặc biệt được thấy ở những người trẻ tuổi và sống ở những vùng có vĩ độ cao hơn

 

Biên tập: Huyền Trang

——–

VCP – Tâm lý học tâm thức Việt Nam

 

 

 

 

Bài viết liên quan
Contact Me on Zalo